Sunday, March 20, 2016

Tại sao phải chăm sóc thay dầu hộp số ô tô định kỳ


Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó dùng để chỉ từ “Winter”.

Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.


Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.

Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.

Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.

Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 150C .

Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.


Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.

Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là "dầu bốn mùa". Khi có chữ "W", khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.

Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...

Phân loại dầu theo tính năng
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).

API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.

Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào. Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.

Tuesday, July 21, 2015

Khi nào cần thay nhớt động cơ xe hơi - ôtô

Dầu động cơ cần phải thay đúng lúc bởi bản thân dầu nhớt ít bị tiêu hao nhưng trong dầu có nhiều loại phụ gia thực hiện các chức năng khác nhau như làm sạch, chống mài mòn, chống rỉ, chống ô-xy hóa và chống tạo bọt và khi thực hiện các chức năng này, các phụ gia này bị tiêu hao dần làm cho dầu bị xuống cấp và cần được thay mới.

Do quá trình cháy nhiên liệu phát sinh nhiều muội và cặn bẩn nên việc giữ cho các bộ phận bên trong động cơ không bị cặn bám là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà dầu động cơ khác với phần lớn các loại dầu nhớt khác là có thêm các phụ gia tẩy rửa để làm sạch bề mặt các bộ phận động cơ và phụ phân tán để phân tán cặn thành những phần tử nhỏ và lưu giữ chúng trong dầu.


Thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Đó là nguyên nhân vì sao dầu động cơ nhanh chóng có màu đen khi sử dụng và điều đó chứng tỏ dầu đã làm việc tốt. Tuy nhiên mỗi loại dầu chỉ có thể lưu giữ được một lượng cặn bẩn nhất định. Quá mức đó thì cặn sẽ lắng đọng và bám trở lại vào bề mặt động cơ. Đó là một lý do nữa cho việc cần phải thay dầu đúng kỳ hạn.

Có người cho rằng cần phải thay dầu sau khoảng 3.000 km, số khác là 5.000 km hoặc 10.000 km. Tất cả đều có thể đúng, nếu xét ở một mặt nào đó. Định kỳ thay dầu thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đời và tuổi của xe, điều kiện đường xá và khí hậu, thói quen vận hành của lái xe.

Với xe cũ hoặc vận hành trong điều kiện đường xấu, nhiều dốc, ẩm ướt hoặc bụi bặm thì cần cần thay dầu sớm hơn. Xe chạy trong thành phố với chế độ chạy/dừng liên tục cũng cần thay dầu thường xuyên hơn so với xe chạy đường trường với tốc độ ổn định. Đặc biệt là thói quen lái xe nhẹ nhàng tức là tăng tốc từ từ và không phanh gấp có thể góp phần kéo dài thời gian sử dụng dầu.


Thông tin về định kỳ thay dầu có thể tìm thấy trong sách Hướng dẫn sử dụng xe. Trong đó nhà chế tạo khuyến nghị định kỳ chuẩn cho điều kiện vận hành bình thường và có chú thích định kỳ rút ngắn cho các điều kiện bất lợi như được đề cập ở trên. Có thể bạn sẽ hỏi là có cần phải thay dầu sớm hơn số km quy định khi xe của bạn rất ít chạy, phải mất thời gian rất dài mới đạt số km quy định đó.

Có một lưu ý là thời điểm thay dầu phụ thuộc vào cả hai yếu tố. Thời gian và quãng đường đi được. Nếu bạn đổ loại dầu được khuyến nghị thay sau 10.000 km. Nhưng vì lý do nào đó phải mất 1 năm bạn mới đi đủ quãng đường đó. Câu hỏi đặt ra là có nên thay khi chưa đến 10.000 km?

Anh Lê Văn Đạo, Giám đốc kỹ thuật của Chevron Lubricants Việt Nam cho rằng dầu cần được thay sớm hơn mà không đợi đến khi đủ km quy định vì mặc dù xe chạy ít, nhưng dầu lưu giữ trong động cơ lâu ngày cũng bị xuống cấp theo thời gian. Do đó bên cạnh số km, nhà chế tạo xe cũng quy định cả thời gian sử dụng dầu thường là 1 năm. Nên nếu sau 1 năm mà xe chưa đạt số km quy định thì vẫn cần phải thay dầu động cơ.


Để đạt định kỳ thay dầu đúng với quy định, trong sách Hướng dẫn sử dụng xe cũng khuyến nghị cả loại dầu nhớt phù hợp mà bạn cần dùng dựa theo 2 thông số là cấp chất lượng API và cấp độ nhớt SAE của dầu. Cho động cơ xăng, các cấp chất lượng hay được khuyến nghị là API SG ; SJ ; SL và SM. Trong đó chữ S là ký hiệu loại dầu dành cho động cơ xăng, chữ cái sau đó biểu thị cấp chất lượng và được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái.

Chữ cái này càng đứng sau thì chất lượng càng cao, ví dụ dầu đạt cấp API SM thì có chất lượng cao hơn dầu đạt API SL. Cấp chất lượng dầu động xăng cao nhất hiện nay trên thế giới là API SN và trên thị trường Việt Nam có loại này như Havoline Formula.

Với động cơ diesel thì các cấp hiệu năng cao thường được khuyến nghị là API CG-4 ; CH-4 và CI-4. Chữ cái C là ký hiệu loại dầu phù hợp cho động cơ diesel, chữ cái thứ 2 biểu thị cấp chất lượng và cũng theo thứ tự ABC, số 4 có nghĩa là đầu cho động cơ 4 thì.

Như vậy nếu bạn dùng loại dầu đúng chất lượng API như nhà chế tạo khuyến cáo thì mới áp dụng định kỳ thay dầu như quy định. Còn nếu dùng các loại nhớt có phẩm cấp thấp hơn như API SE ; SF hoặc CD ; CF thì cần rút ngắn định kỳ này.

Thông số thứ 2 mà bạn cần quan tâm khi chọn dầu là cấp độ nhớt SAE. Các cấp hay được khuyến nghị nhất là SAE 40 ; 50 đối với dầu đơn cấp và SAE 15W-40 và 20W-50 đối với dầu đa cấp. Dầu đơn cấp chỉ bảo đảm độ nhớt ở nhiệt độ cao đủ để bôi trơn động cơ còn nhớt đa cấp thì vừa bảo đảm độ nhớt bôi trơn ở nhiệt độ cao vừa giúp xe khởi động dễ dàng ở nhiệt độ thấp do không quá đặc.

Hiện nay các nhà chế tạo xe có xu hướng là chuyển sang nhớt đa cấp và có độ nhớt thấp như SAE 15W-40 hoặc thậm chí là 10W-30. Những cấp dầu này không những chỉ bảo vệ tốt động cơ mà còn có nhiều ưu điểm khác như giúp tiết kiệm nhiên liệu, giúp xe khởi động và vận hành nhẹ nhàng.

Tất cả các thông tin về lựa chọn dầu nhớt cũng như định kỳ sử dụng đều được chỉ dẫn cụ thể trong sách Hướng dẫn sử dụng xe. Chỉ cần bạn dành chút ít thời gian đọc kỹ là có đủ kiến thức và sự tự tin để dùng dầu động cơ đúng cách giúp bảo vệ lâu bền chiếc xe quý giá của bạn.

Nguyễn Nghĩa
Nguồn bài Khi nào cần thay nhớt động cơ xe hơi - ôtô được sưu tập và biên tập phù hợp

Thursday, July 16, 2015

Chăm sóc bảo dưỡng bảo trì ôtô đúng cách

Thông thường, 75% mài mòn động cơ xảy ra trong lúc khởi động và làm nóng máy. Castrol MAGNATEC có cấp chất lượng vượt tiêu chuẩn API SN/CF, cùng với công nghệ phân tử thông minh, bám chặt các bề mặt và tạo màng dầu bảo vệ ngay từ khi khởi động. Tham khảo thêm thông tin tại castrolmagnatec.vn.
Thay nhớt bảo dưỡng xe

Thường xuyên rà soát lọc gió, theo dõi nhớt xe ô tô, thay má phanh, nước tản nhiệt động cơ hay soát bộ giảm xóc sẽ giúp chiếc xe tránh được nhiều "bệnh" trong quá trình vận hành.


Theo anh Chí Minh, Giám đốc garage Chí Minh (quận 7, TP HCM), người dùng ôtô, nhất là những người trẻ tuổi, thường bỏ qua quá trình bảo dưỡng xe ô tô. Đến khi xe có dấu hiệu trục trặc mới đem đến garage thì lúc này xe đã bị "bệnh nặng", vừa tốn tiền vừa mất nhiều thời gian cho quá trình tu bổ.


Còn anh Vũ Quang Việt, Trưởng phòng quản lý kỹ thuật xưởng dịch vụ Vương Trí Thành (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, những hư của xe thường bắt nguồn từ lề thói sử dụng của người dùng. "Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp do chủ quan đang chạy ôtô đời mới nên không chú trọng đến vấn đề bảo dưỡng dẫn đến xe bị hỏng hóc và những hậu quả đáng tiếc, rút ngắn tuổi thọ", anh Việt chia sẻ.

Khách hàng thường bỏ qua nhiều chi tiết tưởng chừng vô hại nhưng lại rất quan trọng, cho đến khi xe gặp sự cố và cần được sửa chữa
Khách hàng thường bỏ qua nhiều chi tiết tưởng chừng vô hại nhưng lại rất quan yếu cho đến khi xe gặp sự cố và cần được tu chỉnh.

Anh Việt cho rằng việc bảo dưỡng ôtô không quá phức tạp, thường là những chi tiết đơn giản và chủ xe có thể hoàn toàn tự mình kiểm soát vấn đề này. Tỉ dụ như có thể bắt đầu bằng việc thẩm tra lọc gió. Bộ máy xe hơi cũng cần có không khí giống như cơ thể chúng ta cần hít thở. Tuy nhiên, người dùng thường bỏ quên bước rà soát lọc gió mặc dầu mỗi nhà sinh sản đều có chỉ dẫn cụ thể cho mỗi loại xe, nhất là những người dùng ít để tâm đến bảo trì định kỳ.

Nếu lọc gió bẩn khi xe lưu thông trong điều kiện nhiều khói bụi như ở Việt Nam, lượng không khí lưu thông vào máy xe bị hạn chế đi nhiều, dễ dẫn đến nhiệt độ hoạt động của máy lên cao quá mức. Khi nhiệt độ xe tăng cao sẽ dẫn đến những tình trạng như xe bị hao xăng hay các bugi bị nhanh mòn. Tôn tạo những vấn đề nảy sinh vì quá nhiệt sẽ tốn uổng hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn giản là kiểm tra và thay lọc gió. Vì vậy mỗi lần đưa ôtô đi bảo trì, thay nhớt xe ôtô, chủ xe nên chủ động đề nghị rà soát luôn cả lọc gió. Phí cho mỗi lần thay lọc gió vào khoảng 400.000 đến 530.000 đồng cho các loại xe thông dụng.

Chủ xe cũng nên rà soát và thay nhớt xe thích hợp. Dầu nhớt là thành phần quan trọng giữ cho động cơ xe hoạt động bền bỉ, ổn định. Thế nhưng, người sử dụng xe thường phó mặc cho garage xe tự rà soát nếu họ có thời kì ghé qua, thay vì tự kiểm tra định kỳ. Việc tuyển lựa loại nhớt và thời điểm thay nhớt ăn nhập tùy thuộc vào từng loại xe và nhu cầu sử dụng xe khác nhau.

Anh Minh phân tích, đối với các tỉnh thành lớn như Hà Nội và TP HCM, người sử dụng xe thường liên tục dừng và phát động để di chuyển những quãng đường ngắn, chạy rồi dừng nhiều lần hoặc xe thường nổ máy nhưng lại không chạy (chạy không tải) do tình trạng kẹt xe. Thời điểm khởi động và làm nóng máy này chịu bổn phận đến 75% mài mòn động cơ, do nhớt vẫn lưu lại ở các-te, chưa được bơm đầy đủ và các chi tiết của động cơ.

Nếu người dùng không khắc phục tốt quá trình mài mòn ở thời điểm này, các chi tiết máy sẽ liên tiếp hao mòn khiến tuổi thọ xe giảm đáng kế dù chỉ sử dụng xe để đi lại trong nội ô. Điều này dẫn đến mức tiêu hao nhiên liệu của xe tăng dần theo quá trình sử dụng, và phí bảo trì, thay mới các chi tiết của động cơ có thể lên đến hàng chục triệu.

Thông thường, 75% mài mòn động cơ xảy ra trong lúc khởi động và làm nóng máy. Castrol MAGNATEC có cấp chất lượng vượt tiêu chuẩn API SN/CF, cùng với công nghệ phân tử thông minh, bám chặt các bề mặt và tạo màng dầu bảo vệ ngay từ khi khởi động. Tham khảo thêm thông tin tại castrolmagnatec.vn.
thay dầu hộp số tự động | thay dầu hộp số

Thông thường, 75% mài mòn động cơ xảy ra trong lúc phát động và làm nóng máy. Castrol MAGNATEC có cấp chất lượng vượt tiêu chuẩn API SN/CF, cùng với công nghệ phân tử sáng dạ bám chặt các bề mặt và tạo màng dầu bảo vệ ngay từ khi phát động.

Để bảo vệ tốt động cơ xe ngay từ khi khởi động, người dùng nên dùng các loại nhớt có độ đậm đặc thấp, có khả năng luân chuyển nhanh trong quá trình phát động nguội, hoặc có đặc tính bảo vệ đặc biệt. Cấp chất lượng của nhớt nên là API SN/CF (tiêu chuẩn dầu nhớt của Viện dầu khí Mỹ).
Một điểm quan trọng khác trong quy trình bảo dưỡng là việc theo dõi má phanh. Khi má phanh bị mòn, phần bề mặt kim loại của nó có thể tiếp xúc trực tiếp với đĩa thắng. Nếu điều này xảy ra, đĩa thắng có nguy cơ bị trầy xước nghiêm trọng, tạo rãnh trên má phanh mới.

Theo anh Minh, hiện các dòng xe cao cấp, đời mới, có thể tích hợp cảm biến đo độ mòn má phanh và hiển thị tham số trực tiếp trên táp-lô xe. Tuy nhiên, hầu hết các dòng xe thông dụng vẫn chưa có tính năng này.

"Chưa có tài liệu nào cho biết nên thay má phanh sau quãng đường hoặc thời gian sử dụng bao lăm. Do đó, chủ xe cần chủ động rà má phanh thay vì chờ đến lúc cảm thấy dị thường khi đạp thắng. Tổn phí thay một cặp má phanh chính hãng (cho 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau) vào khoảng 1,1 triệu đồng đến 2,3 triệu đồng", anh Minh cho biết thêm.

Nhìn chung, người dùng ô tô cần có sự quan tâm đúng mực và tìm hiểu về các bước bảo dưỡng, để ý đến những chi tiết nhỏ nhưng quan yếu nhằm bảo đảm xe được săn sóc đúng cách. Các bước bảo trì xe thường không quá tốn kém, nhưng có thể giúp tránh được những hư nảy tiêu tốn lên đến vài chục triệu đồng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt đời sống bình thường.

Nguồn sưu tầm và biên tập

Wednesday, July 15, 2015

Thói quen thay dầu máy xe ô tô không đúng cách là nguyên nhân khiến động cơ ôtô nhanh xuống cấp



Có đến 75% mài mòn xảy ra trong khoảng 15 phút đầu khởi động.

Căn nguyên là do khi động cơ xe không hoạt động, dầu nhớt xe hơi sẽ chảy xuống các-te thay vì lưu lại ở các phần động cơ quan yếu như piston và xi-lanh. Khi phát động, các bộ phận này thiếu dầu nhớt bôi trơn nên không được bảo vệ. Dầu nhớt cần có thời gian để bơm từ các-te lên, sau đó mới lan tỏa trên các bề mặt đang bị ma sát.

Sunday, July 5, 2015

Tìm loại dầu nhớt xe ôtô tốt nhất, thích hợp cho động cơ của bạn



Các điều kiện lái xe khắc nghiệt như lưu lượng giao thông cao, chất lượng nhiên liệu kém, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và quá chu kỳ thay dầu,xe ô tô tất cả đều có thể gây ra sự tích tụ của một chất dày, giống như nhựa đường, gọi là cặn bùn. Nếu không được xử lý, cặn bùn có thể làm giảm công suất, và thậm chí là tuổi thọ của động cơ.

Castrol GTX được chế tạo đặc biệt với công thức hai tác động làm sạch cặn bùn cũ, đồng thời bảo vệ chống lại sự hình thành cặn bùn mới, đã được kiểm nghiệm đạt, vượt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của ngành và xứng đáng là dầu nhớt tốt dành cho xe ô tô.

CASTROL GTX 20W-50 SL/CF

GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ ĐỘNG CƠ
Cặn bùn có thể làm nghẽn các đường dẫn dầu nhớt chính trong động cơ giống như cholesterol – và nếu không được xử lý, cặn bùn có thể làm giảm công suất động cơ và cuối cùng làm giảm tuổi thọ động cơ. Castrol GTX với Công thức hai tác động giúp làm sạch cặn bùn và ngăn chặn việc hình thành cặn bùn mới tốt hơn so với các tiêu chuẩn kĩ thuật khắc nghiệt:

Bảo vệ chống cặn bùn tốt hơn so với tiêu chuẩn API SL
Bảo vệ tối ưu chống suy giảm độ nhớt và phân hủy nhiệt của dầu nhớt.
Dầu gốc và phụ gia chống mài mòn chất lượng cao giúp kéo dài tuổi thọ động cơ.
Giảm thiểu hao nhớt.

CASTROL GTX MODERN ENGINE 15W-40 SM/CF

Cặn bùn có thể làm nghẽn các đường dẫn dầu nhớt chính trong động cơ giống như cholesterol – và nếu không được xử lý, cặn bùn có thể làm giảm công suất động cơ và cuối cùng làm giảm tuổi thọ động cơ. Castrol GTX với Công thức hai tác động giúp làm sạch cặn bùn và ngăn chặn việc hình thành cặn bùn mới tốt hơn so với các tiêu chuẩn kỹ thuật khắc nghiệt:

Bảo vệ chống cặn bùn tốt hơn 25% so với tiêu chuẩn API SM*.
Bảo vệ hiệu quả chống cặn piston ở nhiệt độ cao.
Bảo vệ tối ưu chống suy giảm độ nhớt và phân hủy nhiệt của dầu nhớt.
Dầu gốc và phụ gia chống mài mòn chất lượng cao giúp kéo dài tuổi thọ động cơ.
Giảm thiểu hao nhớt.

(Nguồn bài Tìm loại dầu nhớt xe ôtô tốt nhất, thích hợp cho động cơ của bạn được sưu tầm và biên tập)